Bạn đã xem
Switch PoE là gì? Tại sao phải sử dụng
switch PoE?
Switch PoE là gì?
Switch PoE hay còn gọi là Switch cấp nguồn PoE. Thiết bị này vừa được sử dụng để cấp nguồn điện cho thiết bị vừa truyền dữ liệu. Hơn hết Switch PoE còn thích ứng được với mọi loại thiết bị. Chính vì vậy sản phẩm mang tới nhiều tính năng tuyệt vời, phục vụ cho nhu cầu làm việc khi phải sử dụng nhiều thiết bị mà không ngại đến việc dây dẫn chằng chịt.
Điểm đặc biệt của Switch PoE đó là tiết kiệm chi phí. Bạn sẽ không phải bỏ ra quá nhiều tiền mua dây điện và ổ điện để phục vụ cho những thiết bị khác. Như vậy sẽ tiện lợi hơn khi bạn muốn mở rộng mạng.
Tại sao bạn nên sử dụng thiết bị switch Poe
Việc sử dụng Switch PoE là cần thiết, bởi thiết bị này mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Chính vì vậy mà tại sao bạn lại nên sử dụng thiết bị Switch PoE.
Switch PoE giúp việc triển khai một thiết bị mạng nào đó trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Bạn có thể triển khai thiết bị mạng ở bất kỳ vị trí nào với Switch PoE, kể cả khi vị trí đó không có ổ cắm điện hoặc không thể kéo dây dẫn đến. Cho nên, khi triển khai thiết bị mạng nhờ Switch PoE bạn sẽ không phải thỏa hiện với bất kỳ ai.
Hơn nữa, Switch PoE có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau,giúp quá trình cài đặt các ứng dụng trở nên thuận tiện và đơn giản hơn. Điều này mang tới sự linh hoạt cao, giúp các thiết bị được điều khiển một cách tập trung.
Switch PoE giúp tiết kiệm chi phí đến mức tối ưu nhất. Người dùng có thể cài đặt ứng dụng và sử dụng thiết bị ngay cả khi không có ổ cắm điện ở vị trí hiện tại. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí mua dây dẫn và ổ điện.
Ứng dụng của Switch PoE
Thiết bị Switch PoE ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Có thể nói đây là một trong những thiết bị điện tử được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay. Sản phẩm mang tới nhiều tính năng vượt trội mà được sử dụng trong nhiều ứng dụng như chuông cửa màn hình, chống trộm, các hệ thống báo cháy,...Tuy nhiên, thiết bị được sử dụng phổ biến và dễ gặp nhất vẫn là trong các hệ thống camera IP
Chính vì vậy, mà hầu hết các loại Camera IP hiện nay đều hỗ trợ công nghệ cấp nguồn qua cổng PoE, giúp cho việc giám sát hình ảnh qua Camera IP trở nên dễ dàng hơn. Cho nên, khi lắp đặt hệ thống Camera IP thì Switch PoE là thiết bị không thể thiếu.
Công nghệ PoE trong Camera là gì?
Như đã giới thiệu, hiện nay hầu hết các thiết bị Camera đều được tích hợp công nghệ PoE để giúp tín hiệu được truyền đi dễ dàng hơn. Nghĩa là nguồn điện để Camera hoạt động cũng được lấy từ Switch PoE. Ngược lại, những thông tin, hình ảnh mà Camera ghi được cũng được truyền tải về Switch PoE, sau đó truyền đến các thiết bị ghi hình chỉ bằng một sợi dây cáp mạng.
Ưu điểm của công nghệ PoE trong hệ thống Camera giám sát
Để hình ảnh được trải về Switch PoE thì chỉ cần 1 sợi dây mạng nguồn điện và dữ liệu. Như vậy sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian thi công và lắp đặt hệ thống Camera. Quan trọng hơn hết là việc thi công lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.
Hơn nữa, khi sử dụng công nghệ PoE cho hệ thống Camera bạn không cần phải sử dụng ổ điện hoặc kéo dây dẫn từ vị trí khác tới. Do đó, sẽ tiết kiệm và giảm thiểu tối đa chi phí cấp nguồn cho hệ thống. Trong nhiều trường hợp bạn khi sử dụng Camera IP bạn cũng không cần phải sử dụng Switch PoE mà có thế kết nối trực tiếp đến đầu ghi hình PoE.
Nhược điểm của công nghệ PoE trong hệ thống Camera giám sát
Để đưa ứng dụng vào hoạt động thì bạn phải bỏ ra khá nhiều chi phí để mua thiết bị. Ví dụ như Switch, đầu ghi hình và tất nhiên là Camera phải được tích hợp công nghệ PoE. Đặc biệt, giá thành của Camera được tích hợp công nghệ PoE sẽ có giá cao hơn các loại Camera thông thường.
Ngoài ra, sản phẩm chỉ có thể hoạt động trong phạm vi bán kính 100m. Bởi nếu vượt quá 100m thì sẽ không cấp đủ nguồn cho Camera hoạt động. Như vậy khoảng cách truyền tải sẽ bị hạn chế, không đem lại hiệu quả cao khi sử dụng để truyền tin ở những khoảng cách xa
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thực tế thì hệ thống Camera có sử dụng công nghệ PoE mặc dù có giá thành đắt hơn so với những sản phẩm khác nhưng lại giảm thiểu được nhiêu chi phí. Ví dụ như dây nguồn, chi phí thuê thợ lắp đặt, apdater cho Camera,...